Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

01:29 |
Tú Xương là nhà thơ hiện thực trào phúng xuất sắc của nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đồng thời cũng là tác giả của những vần thơ trữ tình đằm thắm , thiết tha . “Thương vợ” là một sáng tác tiêu biểu cho bút pháp trữ tình trong thơ Tú Xương.
Thương vợ

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.

             Trong thơ trung đại Việt Nam , các nhà thơ –nhà nho  ít khi viết về cuộc sống tình cảm đời tư của mình , càng hiếm khi viết về người vợ . Thơ văn xưa coi trọng mục đích giáo huấn , dùng văn thơ để dạy đời , tỏ chí “văn dĩ tải đạo” , “thi dĩ ngôn chí” , với những đề tài phổ biến như : chí làm trai , nợ công danh , chí kinh bang tế thế hoặc những ưu tư về thời cuộc …  Cũng trong xã hội xưa , vị thế của người phụ nữ ít được coi trọng , thậm chí còn bị coi rẻ .
            Nhưng Tú Xương thì khác . Ông có nhiều bài thơ viết về vợ với những câu đầy thương mến , hóm hỉnh :  Bài thơ  ‘ Thươntg vợ “ đã khắc họa chân dung bà Tú vất vả đảm đang , giàu đức hi sinh và bộc lộ sự cảm thông , lòng yêu thương trân trọng ngợi ca người vợ của nhà thơ .
            Trong một loạt bài thơ Tú Xương viết về vợ , “Thương vợ” được coi là tác phẩm tiêu biểu hơn cả . Bài thơ thể hiện cả hai mặt trong thơ Tú Xương , vừa ân tình vừa hóm hỉnh .
      “Thương vợ”  được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng ngôn ngữ rất sinh đọng tự nhiên , mang đậm sắc thái dân gian , mang nét riêng độc đáo của thơ Tú Xương .

                   Quanh năm buôn bán ở mom sông ,
                   Nuôi đủ năm con với một chồng .
          Câu thơ mở đầu cất lên thật tự nhiên , dường như không chút gọt giũa mà nói được bao điều về hình ảnh và công việc làm ăn của bà Tú .
        Từ “quanh năm” diễn tả sự triền miên về thời gian , từ ngày này sang ngày khác , tháng này qua tháng khác và năm nào cũng vậy , bất kể mưa nắng , sớm trưa . Trong khoảng thời gian không ngơi nghỉ đó , bà Tú phải miệt mài với công việc “buôn bán” . Đó chỉ là kiểu buôn thúng bán mẹt , lời lãi chẳng được bao nhiêu ở chốn đầu sông cuối bãi .
              Hai từ “mom sông” cụ thể hóa không gian làm việc của bà Tú , đó là nơi có thế đất hiểm trở , là doi đất nhô ra , ba bề là nước , khá chênh vênh nguy hiểm .
            Tú Xương đã quan sát , thấu hiểu cho nỗi vất vả của người vợ . Bởi vậy , ẩn sau mỗi lời thơ nôm na bình dị là một niềm cảm thông , thương mến sâu lắng . Với người vợ , một lời cảm thông như vậy của chồng cũng đủ để bù đắp cho bao nỗi đắng cay .
             Câu thơ thứ hai nêu lên căn nguyên sự vất vả của bà Tú . Bà phải gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề “ Nuôi đủ năm con với một chồng” . Phải chăm sóc , nuôi nấng một đàn con đông đảo năm đứa đã đủ cực nhọc lắm rồi . Vậy mà bà còn phải nuôi thêm cả đức ông chồng . Ai cũng biết ông Tú tài cao nhưng phận thấp , thành ra ông chí khí uất . Tám lần ông đi thi chỉ mong bia đá bảng vàng nhưng rút cục đi không, lại trở về không bởi thơ văn ông quá sắc sảo. Ông lại phải hằng ngày chứng kiến bao cảnh trái tai gai mắt  “con khinh bố”, “vợ chửi chồng” , bao điều lố lắng của xã hội dở ta dở Tây đương thời . Tú Xương luôn day dứt về sự đời ô trọc. Cảnh chung niềm riêng khiến ông Tú rất kĩ tính, khó tính . Ấy vậy mà bà Tú vẫn “ nuôi đủ”. Công lao to lớn của bà nằm ở hai chữ “nuôi đủ” này . Bà Tú thắt lưng buộc bụng, tần tảo quanh năm không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất của một đại gia đình đông đảo mà bà còn phải sống lựa, chăm lo cho nhu cầu tinh thần vốn cao sang , tài tử của ông Tú. Sự đảm đang, khéo léo của bà thể hiện ở việc lựa ông Tú mà sống , khéo chiều sự khó tính khó nết của ông sao cho trong ấm ngoài êm .
         Hai câu thơ đầu đã đặc tả sự nhẫn nại , đảm đang của bà Tú trước gánh nặng gia đình . Qua đó nhà thơ gián tiếp bày tỏ sự biết ơn đối với người vợ tần tảo của mình .
               Hai câu thực:
                           Lăn lội thân cò khi quãng vắng ,
                           Eo sèo mặt nước buổi đò đông .
         Hai câu thơ đã cụ thể hơn tính chất , đặc thù công việc của bà Tú . Cách đảo ngữ “ lặn lội thân cò”, “ eo séo mặt nước”  tô đậm chân dung cực nhọc, lam lũ, bươn chải của bà .
       Nhà thơ mượn hình ảnh ẩn dụ “thân cò” trong ca dao để ví von với thân phận, cuộc đời người vợ của mình. Con cò trong ca dao cực khổ , bất hạnh vô cùng :
                 “ Cái cò lặn lội bờ sông –Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
                  “Cái cò đi đón cơn mưa – Tối tưm mù mịt ai đưa cò về”
                “ Cái cò mà đi ăn đêm – Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
           Nhà thơ đã đồng nhất thân phận bà Tú với thân phận của những người lao động vất vả, lam lũ. Thân cò còn gợi dáng vẻ bé nhỏ, gầy gò, đáng thương tội nghiệp của người vợ.
       Bà Tú bé nhỏ yếu ớt thế mà phải một mình thân gái dặm trường, đi làm qua những nơi “ quãng vắng”. Khi khỏe thì không sao nhưng khi trái gió trở trời, sảy chân bất kì thì không biết bà Tú sẽ gặp nguy hiểm chừng nào. Thế mới thâm thía câu “Buôn có bạn , bán có phường” . Câu thơ mang sức nặng của tấm lòng thương cảm mà ông Tú dành cho vợ .
        Bà Tú không chỉ dấn thân những chỗ đồng không mông quạnh mà còn phải chen chân trên những chuyến đò đông, phải chịu những tiếng “eo sèo”, những lời qua tiếng lại cò kè mặc cả, có kẻ lườm nguyt chê bôi, xô bồ . Đò đông gợi ra sự hiểm nguy, xô đẩy, chen chúc. Vậy là “ cô gái nhà dòng” vì lấy ông Tú mà buộc phải nhắm mắt đưa chân quên đi lời mẹ dặn “ Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua”,  phải lăn lôn giữa chốn đời phàm tục để kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình .
          Hai câu thơ chú trọng vào việc miêu tả nỗi vất vả, sự đảm đang của bà Tú. Ẩn sau câu chữ vẫn là tấm lòng nhà thơ với cái nhìn thương cảm, ái ngại, biết ơn, trân trọng .
                          Hai câu luận
                       Một duyên hai nợ âu đành phận ,
                       Năm nắng mười mưa dám quản công .
           Hai câu luận là lời ông Tú nhập thân vào bà Tú để than thở giùm vợ. Nhà thơ dùng nghệ thuật đối, các khẩu ngữ và những thành ngữ dân gian “ một duyên hai nợ” , “năm nắng mười mưa”, “ âu đành”, “dám quản” để bộc lộ nỗi lòng ấy .
         Duyên và nợ là hai khái niệm đối lập nhau . Theo cách hiểu dân gian , duyên là điều tốt đẹp , là sự hòa hợp tự nhiên, còn nợ là gánh nặng, là trách nhiệm mà con người ta bị vướng mắc phải.
     Duyên là sự may mắn, còn nợ là sự rủi ro. Ở đây, khi lấy ông Tú, may mắn bà Tú chỉ hưởng có một, mà rủi ro lại gấp đôi, tức là sung sướng thì ít ỏi, mà khổ cực thì lại nhiều .
      Dù vậy, bà coi đó là cái phậ , cái định mệnh mà ông trời đã áp đặt sẵn cho mình. Vì thế, bà cam chịu, chấp nhận, không kêu ca mà âm thầm chịu đựng. Bà sẵn sàng vượt qua “ năm nắng mười mưa” – những nỗi khó khăn tăng cấp chồng chất, bà dám “ quản công”, tự nguyện gánh vác trách nhiệm chăm lo gia đình .
            Hai câu thơ như một tiếng thở dài của bà Tú. Dù vất vả trăm điều nhưng bà vẫn âm thầm chịu đựng , vượt lên. Phảỉ chăng đó cũng chính là đức hi sinh – vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ?
                      Hai câu kết .
                               Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
                              Có chồng hờ hững cũng như không
         Hai câu thơ vẫn là lời Tú Xương nhập thân vào bà Tú để chửi, để rủa chính cái thói đời bạc bẽo, trách cứ sự vô tích sự của mình .
        Thói đời là những nếp cư xử, hành động xấu chung mà người đời hay mắc phải. Thói đời mà Tú Xương muốn nói đến ở đây là tư tưởng trọng nam khinh nữ, là thói vô tâm của các ông chồng với vợ. Thói xấu ấy cũng đã thấm vào người ông Tú, khiến ông ăn ở bạc với vợ, sống thiếu trách nhiệm , đổ mọi gánh nặng lên đôi vai người vợ. Như vậy, ông Tú không chỉ chửi chung thói đời mà còn chửi chính bản thân mình .
      Đây là lời chửi mang đặc trưng riêng của Tú Xương. Nhà thơ dùng lời ăn tiếng nói của dân gian
 “ cha mẹ” – một cách chửi có gọng điệu chanh chua nanh nọc, gay gắt, quyết liệt, lôi cả gốc rễ tông giống của vấn đề ra mà chửi. Đó chính là biểu hiện  cá tính sắc sảo của Tú Xương .
          Câu thơ cuối cùng là một lời rủa. Nhà thơ thay vợ mà rủa rằng có chồng mà chồng hờ hững thì còn tệ hơn cả không có chồng. Có thể hiểu câu đó nghĩa là ông chồng mà sống vô tích sự, vô trách nhiệm với gia đình thì ông ta sống cũng như chết rồi .
        Hai câu thơ cuối là một cách chuộc lỗi đặc biệt của nhà thơ với vợ. Lời thơ giản dị pha lẫn nụ cười trào phúng mà vẫn chân chất , thấm thía tấm lòng thương vợ đáng quy trọng .
        Thương vợ là bài thơ ngắn gọn , súc tích , có ngôn ngữ giản dị , giọng thp ân tình , hóm hỉnh đã khắc họa chân dung bà Tú – người vợ tảo tần đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh vì chồng con, mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam .
        Tác phẩm cũng bộc lộ sự cảm thông, trân trọng sâu sắc về người vợ của nhà thơ Tú Xương .
                Đây là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp trữ tình trong thơ Tú Xương .

N: thoduongdatviet
Read more…

Phân tích bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến

01:23 |
Bao la nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn.
Là 1 nhà thơ giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ khi nói về tình bạn. Những bài thơ bất hủ của ông khi đề cập đến bạn là những minh chứng hùng hồn sâu sắc , quả thật là những tình bạn nên thơ. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó. Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
        Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài.
                Đã bấy lâu nay bác tới nhà, 
Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
   Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
   Ao sâu nước cả khôn chài cá,
        Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
              Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
        Đầu trò tiếp khách trầu không có
 Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả.
Bác đến chơi đây ta với ta 
Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
        Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh  tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
Read more…

NGẪM...

01:49 |
Đêm thanh vọng tiếng đồng hồ
Kim giây như nhịp sóng xô bến bờ.
Thân ta tựa chiếc kim giờ
Bước đi ì ạch mỏi chờ tương lai... T_T
Hà Nội, 12/04/2015

N: FB Nang Tho
Read more…

TỰ SỰ...

01:48 |
Sương mù phủ kín khắp quê hương
Ngóng ánh ban mai rọi xuống đường.
Xúc cảm ngổn ngang đầy ngã rẽ
Là yêu, là giận, hoặc là thương?!.
Hà Nội, 13/04/2015

N: FB Nang Tho
Read more…

YÊU?!.

01:46 |
Gió buông, nắng nhạt, bóng liêu xiêu
Chợt thấy cô đơn giữa ánh chiều.
Nghe giọt cà phê rơi tí tách
Nhâm nhi vị đắng hẳn là yêu?!
Hà Nội, 13/04/2015

N: FB Nang Tho
Read more…

HÀ NỘI PHỐ

01:46 |
Giữa chiều thơ thẩn bước lang thang
Khắp phố lá rơi, nắng đổ vàng.
Quán tạm che ô dàn một lối
Hàng rong dựng gánh xếp đôi hàng.
Xưa nơi ấy bao điều thân thuộc
Nay chốn đây thay đổi ngỡ ngàng.
Nhấm ngụm chè tươi nhìn cuộc sống
Thấy yêu Hà Nội đến mơ màng.

N: FB Nang Tho
Read more…

QUÊ TÔI

01:45 |
Xóm nhỏ quanh năm chỉ ruộng đồng 
Cau vừa mới nhú đã qua sông.
Vài cu mười tám chơi lêu lổng
Mấy cháu đôi mươi bận bế bồng.
Cơm chẳng lành - dễ hư hạt giống
Canh không ngon - khéo hỏng cây trồng.
Cuộc đời thực tế đâu như mộng
Sắc xám đi qua át ánh hồng.
Hà Nội, 15/04/2015
- Chuột Máy - 
N: FB Nang Tho
Read more…

Hoa nắng

01:45 |
Ô kìa nắng chạy ngoài đường
Gió đu cành sấu, lá vương vỉa hè.
Bóng ai thấp thoáng dạo xe
Chở chùm hoa nắng gọi hè sang chơi.

Nguồn FB Nang Tho
Read more…

CHƠI MIỄN PHÍ

01:44 |

Hôm nay mở mạng đọc tin
Dân tình nhộn nhịp đi xin...tắm nhờ
Thật ra chuyện chẳng bất ngờ
Cái gì miễn phí hẳn vơ vào người.
Vừa xem vừa bấm bụng cười
Hao hao cái cảnh đười ươi xổng chuồng
Có cô số nhọ đáng thương
Leo trèo mắc toạc mấy đường chỉ may
Phụ huynh cũng rất nhanh tay
Bế con đẩy cháu vọt ngay tường rào
Bên trong dòng nước ngọt ngào
Hắc lào, ghẻ nở cứ vào mà bơi.
Hà Nội thiếu đe*o chỗ chơi
Tội gì khổ sở, nhận lời chẳng hay...
Hà Nội, 20/04/2015
- Chuột Máy -
Nguồn Facebook Nang Tho
Read more…

Biển

23:31 |
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha-lê.

Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng.

Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi.

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt.

Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm.

Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết;

Để những khi bọt tung trắng xóa
Và gió về bay tỏa nơi nơi
Như hôn mãi ngày đêm không thỏa,

Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi.


Xuân Diệu
Read more…